Bạn muốn tìm hiểu về quy trình vệ sinh công nghiệp như thế nào để mang lại hiệu quả cao? Với quy trình cụ thể, các nhân viên vệ sinh sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc của mình, đảm bảo đúng quy chuẩn và chất lượng làm sạch. Quy trình vệ sinh công nghiệp dưới đây được Anh Thư xây dựng một cách chặt chẽ, tỉ mỉ từng bước cụ thể. Đảm bảo mang đến cho các công trình xây dựng một diện mạo mới, sạch sẽ và an toàn. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây
5 bước trong quy trình vệ sinh công nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị trước khi làm vệ sinh
- Chuẩn bị tất cả những loại máy móc, thiết bị cần thiết và các loại hóa chất an toàn
- Pha chế theo đúng tỷ lệ cho từng trường hợp
Lưu ý:
- Đảm bảo dụng cụ được sử dụng đúng với mục địch vệ sinh
- Kiểm tra xem các loại máy móc thiết bị có đảm bảo đúng an toàn vệ sinh không
Bước 2: Đặt biển báo thông báo
- Những khu vực công cộng như sảnh, văn phòng, khách sạn… những nơi có nhiều người qua lại thì cần phải có biển báo cho mọi người
- Đối với những khu vực đặc biệt, không phải là khu vực có người đi lại thì không cần đặt biển báo.
Lưu ý cách đặt biển báo:
- Nội dung biển báo phản ánh đúng công việc vệ sinh đang được thực hiện.
- Biển báo nguyên vẹn (không sứt mẻ, gãy hay mất chữ), sạch sẽ
- Đặt ngay ngắn hướng ra phía trước hoặc 2 đầu của khu vực cần làm vệ sinh và nơi dễ quan sát được.
Bước 3: Thực hiện vệ sinh công nghiệp
- Trong khi làm vệ sinh bất kỳ công trình nào cũng phải quan sát để kịp thời phát hiện tình huống phát sinh hoặc hỏng hóc để ghi nhận
- Thực hiện làm vệ sinh theo các quy trình trên từng bề mặt và từng lĩnh vực vệ sinh riêng
- Báo cáo cấp trên chỉ đạo xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình vệ sinh
Bước 4: Kiểm tra sau vệ sinh
Sau khi hoàn thành các bước vệ sinh của từng hạng mục, nhân viên vệ sinh sẽ kiểm tra lại 1 lượt từng khu vực, để đảm bảo việc vệ sinh của khu vực đạt tiêu chuẩn đã đề ra.
Bước 5: Hoàn tất công việc vệ sinh
- Đặt lại đồ đạc của từng khu vực trở về vị trí ban đầu
- Điền đủ thông tin vào phiếu kiểm tra (Check-list) (đối với một số công việc) hoặc ghi sổ theo dõi (nếu có).
- Kiểm tra máy móc, dụng cụ đảm bảo tình trạng hoạt động tốt trước khi trả về kho hoặc cất vào nơi quy định.
- Thu dọn khu vực vừa vệ sinh cùng dụng cụ, máy móc.
- Nếu máy móc, dụng cụ hỏng hóc phải ghi vào sổ theo dõi
- Báo cáo Giám sát để có phương án xử lý kịp thời những tình huống phát sinh, đảm bảo cho công việc vệ sinh lần sau
Quy trình vệ sinh công nghiệp theo từng phần riêng biệt
Lau kính
- Dùng hoá chất làm sạch, cây lau và giẻ nềm, tay gạt kính, cây lau kính chuyên dùng lau sạch bụi và các vết bẩn như xi măng, sơn bám trên bề mặt ngoài kính và khung nhôm.
- Hoá chất này có tính năng mùi thơm, không độc hại và làm trong kính đồng thời còn làm tăng thêm tuổi thọ, độ bền chất liệu kính, khung nhôm.
- Dùng hoá chất và cây gạt kính chuyên dùng có tính năng làm sạch trong bề mặt kính.
- Dùng hoá chất chuyên dùng có tính năng cắt chân chất dơ mang gốc dầu mỡ do bụi, khói xe, nước mưa, ô nhiễm môi trường lâu ngày.
- Nếu cần dùng bộ dây đu hoặc dàn giáo chuyên dụng để làm sạch kính trên cao, phía mặt ngoài (tuỳ thuộc vào địa thế của công trình).
- Dùng hoá chất gốc Polime Wax chuyên dùng lau toàn bộ phần khung nhôm có tính năng làm sạch, tạo bóng và bảo vệ trên bề mặt nhôm, chống bám bụi, chống oxy hoá.
Làm sạch khu vệ sinh
- Dùng phớt mềm và hoá chất làm sạch hệ thống đèn và các thiết bị vệ sinh: Bồn cầu, bồn tiểu, gương, bồn rửa tay, vách ngăn, tay vắt khăn, kệ đựng xà phòng, kính phía trước và cửa chớp phía sau…
- Dùng máy đánh sàn, bàn chải đánh sàn, hóa chất làm sạch các vết bẩn bám trên sàn và tường men ốp.
- Dùng khăn khô quấn lại các thiết bị inox để tránh bị sước và loang ố do vết nước (nếu là đồ mới)
- Sử dụng cây lau và hoá chất có tác dụng làm sạch sàn (nếu cần thiết)
- Lau khô các đồ đạc, thiết bị vệ sinh sau khi làm sạch.
- Dùng gạt kính làm sạch và sáng gương kính.
- Lau bình nóng lạnh, quạt gió…
- Lau hệ thống cửa ra vào, cửa sổ
Quy trình giặt thảm
- Kiểm tra độ an toàn của thiết bị.
- Di chuyển đồ đạc trước khi giặt thảm càng nhiều càng tốt.
- Thử hoá chất giặt thảm trước khi giặt nếu thấy không có phản ứng thì mới tiếp tục cho giặt, tránh không để cho vết bẩn loang ra xung quanh khi đang tẩy.
- Dùng dung môi để tẩy các vết bẩn trên bề mặt thảm trước khi dùng máy chà thảm ( dùng bàn chảy tay xử lý vết bẩn).
- Dùng bàn chải tay để giặt các góc tường, chân tường và những nơi máy không vào đánh được
- Hút bụi trên thảm, kiểm tra các góc cạnh của thảm đã được dán chặt xuống sàn chưa.
- Hút kĩ dung dịch hoá chất trên bề mặt thảm bằng máy hút nước.
- Dùng máy giặt chuyên dụng hoặc bàn chải và chất hút bẩn trộn với chất tẩy và dung môi.
- Dung dịch chất làm sạch sẽ đẩy các chất bẩn ra khỏi sợi thảm.
- Dùng máy hút bụi hút sạch các chất bẩn khỏi mặt thảm.
- Dùng máy thổi khô để làm khô thảm.
- Khi thảm khô, kê lại đồ đạc về vị trí ban đầu
Vệ sinh đồ vật sành sứ
- Đeo găng tay trước khi thực hiện vệ sinh nhằm tránh trơn trượt và hạn chế các sự cố trong quá trình làm vệ sinh đồ sành sứ, thủy tinh.
- Nên gấp khăn thành 4 – 8 lần để gia tăng bề mặt khăn khi làm sạch.
- Dùng khăn ẩm xịt tẩm hóa chất lau kính để lau sạch bụi bẩn trên bề mặt vật dụng,
- Dùng khăn khô để lau hết vệt nước hoặc hóa chất trên bề mặt vật dụng.
- Nếu các đồ thủy tinh, nhựa sứ có cặn bẩn bám thì dùng dao trổ đặt nghiêng 45 độ
- Đẩy nhẹ nhàng cho vết cặn mỏng dần, sau đó dùng khăn ẩm xịt hóa chất để vệ sinh làm sạch như bước trên.
- Đối với các khe, rãnh nhỏ, hãy dùng chổi sơn để vệ sinh các vết bụi bẩn.
- Thực hiện vệ sinh nhẹ nhàng, tránh làm rơi, nhất là đối với các đồ thủy tinh dễ vỡ.
- Khi bày chúng lên lại kệ sau khi vệ sinh xong phải lưu ý sắp xếp theo đúng vị trí ban đầu.
Bài Viết Liên Quan
Bài viết mới nhất:
Cùng chuyên mục:
© 2017 Copyright All Rights Reserved - vesinhanhthu.com, Design By JPWEB